image banner
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Thị Trấn Nga Sơn - Huyện Nga Sơn - Thanh Hóa
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC CUỘC THI TÌM HIỂU CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH THANH HÓA NĂM 2024

Bộ đề thi chính thức về cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chuyển đổi số

tỉnh Thanh Hóa

 

 

I . 40 câu về tỉnh Thanh Hóa

Câu 1. Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành những loại văn bản nào về chuyển đổi số?

A. Nghị quyết của Cấp ủy

B. Kế hoạch hành động theo giai đoạn

C. Kế hoạch hoạt động theo từng năm

D.* Tất cả các các đáp án trên.

Câu 2. Nền tảng Trợ lý ảo phục vụ người dân, doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa được tích hợp cung cấp tại hệ thống nào?

A. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa (thanhhoa.gov.vn)

B. * Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa (dichvucong.thanhhoa.gov.vn)

C. Hệ thống thư điện tử tỉnh Thanh Hóa (mail.gov.vn)

D. Thanh Hóa chưa triển khai nền tảng Trợ lý ảo phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Câu 3. Nghị quyết s06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đề ra bao nhiêu mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đến năm 2025

A. *10 mục tiêu cụ thể và 6 nhiệm vụ, giải pháp

B. 11 mục tiêu cụ thể và 7 nhiệm vụ, giải pháp

C. 7 mục tiêu cụ thể và 6 nhiệm vụ, giải pháp

D. 8 mục tiêu cụ thể và 7 nhiệm vụ, giải pháp

Câu 4. Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đề ra mục tiêu cơ bản đến năm 2025, doanh nghiệp công nghệ số chiếm bao nhiêu bao nhiêu phần trăm trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế?

A. 40%

B. Trên 60%

C. 70%

D. *Trên 50%

Câu 5. Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đề ra mục tiêu cơ bản đến năm 2025, số lượng xã, phường, thị trấn hoàn thành chuyển đổi số theo Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa là bao nhiêu?

A. 200

B. Trên 100

C. 400

D. *Trên 300

Câu 6. Mục tiêu chính của chuyển đổi số tại Thanh Hóa là:

A. Phục vụ doanh nghiệp

B. Phục vụ người dân, nâng cao đời sống

C. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

D.* Tất cả đáp án trên

Câu 7. Tính đến nay, tỷ lệ Tổ công nghệ số cộng đồng đã thành lập đến mức thôn/bản/tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là bao nhiêu?

A. *100%

B. 95%

C. 90%

D. 85%

Câu 8. Tính đến hiện tại, tỷ lệ thôn tại Thanh Hóa được phủ sóng di động đạt:

A.80%
B.85%
C.90%
D.*
100%

Câu 9. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn tại Thanh Hóa kết nối Internet cáp quang là:

A. 50%

B. 75%

C. 90%

D.*100%

Câu 10. Từ ngày 01/7/2024 chỉ sử dụng duy nhất tài khoản gì để truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa?

A.* Tài khoản định danh điện tử (VNeID)

B. Tài khoản lập trên hệ thống Cổng dịch vụ công

C. Tài khoản lập bởi hệ thống Bưu điện

D. Tài khoản VNPT

Câu 11. Tỷ lệ trường học và cơ sở giáo dục tại Thanh Hóa triển khai thanh toán học phí trực tuyến là:

A.60%
B.70%
C.80%
D.*
trên 90%

Câu 12.  Tỉnh Thanh Hóa triển khai bao nhiêu mô hình theo Đề án 06 của Chính phủ?

A. 32 mô hình

B. 33 mô hình

C. 34 mô hình

D.* 35 mô hình

Câu 13. Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa có địa chỉ trang web là gì?

A. https://dichvucongthanhhoa.gov.vn/

B.* https://dichvucong.thanhhoa.gov.vn/

C. https://dvc.thanhhoa.gov.vn/

D. https://congdichvucong.thanhhoa.gov.vn/

Câu 14. Quan điểm của Nghị quyết s06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?

A. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và rất cần thiết nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế của tỉnh. Là phương thức để thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh; nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp.

B. Chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược, xuyên suốt, vừa cấp bách, vừa lâu dài; cần phải có lộ trình, bước đi phù hợp, vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi người dân; đồng thời, phải tận dụng tối đa cơ hội, điều kiện thuận lợi để đi nhanh, đi trước, không để bị tụt hậu.

C. Chuyển đổi số phải được thực hiện đồng bộ, liên thông, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân; lựa chọn một số địa phương, đơn vị, ngành, lĩnh vực trọng điểm, có lợi thế để thực hiện thí điểm chuyển đổi số, sau đó tổ chức đánh giá, nhân ra diện rộng; ưu tiên xây dựng chính quyền số để thúc đẩy, dẫn dắt phát triển kinh tế số, xã hội số.

D.* Tất cả các đáp án trên.

Câu 15. Một trong những mục tiêu chung của Nghị quyết s06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?

A.* Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và hoạt động của các cơ quan, đơn vị; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp và nền kinh tế của tỉnh; tạo nền tảng để thúc đẩy hình thành và phát triển các ngành, lĩnh vực mới, đẩy nhanh tiến trình xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh.

B. Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và hoạt động của các cơ quan, đơn vị; tạo nền tảng để thúc đẩy hình thành và phát triển các ngành, lĩnh vực mới, đẩy nhanh tiến trình xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh.

C. Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và hoạt động của các cơ quan, đơn vị; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp và nền kinh tế của tỉnh.

D. Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp và nền kinh tế của tỉnh; tạo nền tảng để thúc đẩy hình thành và phát triển các ngành, lĩnh vực mới, đẩy nhanh tiến trình xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh.

Câu 16. Nhóm nhiệm vụ và giải pháp nhằm Huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư hạ tầng số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số tại Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, gồm những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nào?

A. Tranh thủ tối đa các nguồn lực của Trung ương, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông đầu tư phát triển hạ tầng băng thông rộng cố định, nâng cấp hạ tầng mạng di động 4G, phát triển hạ tầng mạng di động 5G; khuyến khích các doanh nghiệp có đủ năng lực tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và các hạ tầng khác phục vụ quá trình chuyển đổi số.

B. Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh dành nguồn lực thỏa đáng để đầu tư, nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, nhất là trên các lĩnh vực: ngân hàng, thương mại điện tử, du lịch, giáo dục đào tạo, y tế...

C. Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức về công nghệ số, kỹ năng chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức, chủ doanh nghiệp, công nhân lao động và Nhân dân trong tỉnh. Đưa nội dung kiến thức cơ bản về chuyển đổi số vào chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh. Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu, hướng dẫn, quản lý, vận hành hệ thống chính quyền số, hệ thống điều hành thông minh. Xây dựng kế hoạch phổ cập kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ số, kỹ năng bảo đảm an toàn an ninh mạng cơ bản cho người dân.

D. * Tất cả các đáp án trên.

Câu 17. Người dân Thanh Hóa có thể thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công trực tuyến qua thiết bị nào?

A. Máy vi tính

B. Máy tính bảng

C. Điện thoại thông minh

D.*Cả 3 đáp án trên

Câu 18. Đâu là cơ quan hướng dẫn, điều phối chung nhiệm vụ Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong việc hỗ trợ triển khai nền tảng số, công nghệ số, hướng dẫn kỹ năng số đến với người dân.

A. Sở Thông tin truyền thông.

B. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông.

C. *Sở Thông tin và Truyền thông.

D. VNPT Thanh Hóa, Viettel Thanh Hóa, Mobifone Thanh Hóa.

 

Câu 19. Tỉnh Thanh Hóa đã triển khai mô hình chợ 4.0 nhằm:

A.* Phát triển thương mại điện tử

B. Phát triển du lịch

C. Tăng cường an ninh

D. Xây dựng hạ tầng giao thông

Câu 20. Nghị quyết s06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đã xác định các lĩnh vực để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế số, gồm:

A. *Nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp; dịch vụ, thương mại, du lịch; tài chính ngân hàng; tài nguyên và môi trường.

B. Nông, lâm nghiệp, thủy sản; giáo dục và đào tạo; dịch vụ, thương mại, du lịch; giao thông vận tải; tài nguyên và môi trường.

C. Y tế; giáo dục và đào tạo; dịch vụ, thương mại, du lịch; tài nguyên và môi trường; tài chính ngân hàng.

D. Nông, lâm nghiệp, thủy sản; giáo dục và đào tạo; y tế; giao thông vận tải; tài nguyên và môi trường.

Câu 21. Nghị quyết s06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đã xác định đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trên một số lĩnh vực để thúc đẩy phát triển xã hội số, gồm:

A. Giáo dục và đào tạo; văn hóa; tài nguyên và môi trường; giao thông vận tải; an ninh, trật tự.

B. Y tế; văn hóa, thông tin và truyền thông; giao thông vận tải; an ninh, trật tự; du lịch.

C. * Giáo dục và đào tạo; y tế; văn hóa, thông tin và truyền thông; giao thông vận tải; an ninh, trật tự.

D. Y tế; thông tin và truyền thông; du lịch; an ninh, trật tự; tài nguyên và môi trường.

Câu 22. Chiến dịch ra quân hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 của Tổ công nghệ số cộng đồng trên toàn tỉnh Thanh Hóa với khẩu hiện (Slogan) là gì ?

A. * Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân sử dụng dịch vụ, ứng dụng để phát triển kinh tế số

B. Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa

C. Chuyển đổi số kết sức mạnh - nối thành công

D. Bảo đảm an toàn an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần mềm xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số.

Câu 23. Chủ đề của Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 là gì ?

A. Chuyển đổi số kết sức mạnh - nối thành công

B.* Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa

C. Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa

D. Chuyển đổi số - khơi dậy tiềm năng, đưa Thanh Hóa phát triển đột phá

Câu 24. Các mục tiêu cụ thể về Chính quyền số đến năm 2025 của Nghị quyết s06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?

A. 100% hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối, chia sẻ, khai thác từ các cơ sở dữ liệu Quốc gia. 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường mạng và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

B. 100% hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện giải quyết trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và trên các phương tiện truy cập (bao gồm cả thiết bị di động).

c. Có 90% người dân, doanh nghiệp trở lên hài lòng với giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước. 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất.

D.* Tất cả các đáp án trên.

Câu 25. Các mục tiêu cụ thể về Kinh tế số đến năm 2025 của Nghị quyết s06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?

A. Kinh tế số chiếm 20% trở lên trong GRDP của tỉnh.

B. Giai đoạn 2021 - 2025 năng suất lao động tăng bình quân hàng năm 9,6% trở lên.

C. Doanh nghiệp chuyển đổi số chiếm 50% trở lên tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế.

D.* Tất cả các đáp án trên.

Câu 26. Các mục tiêu cụ thể về Xã hội số đến năm 2025 của Nghị quyết s06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?

A. Có 06 huyện, thị xã, thành phố trở lên hoàn thành chuyển đổi số, theo Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.

B. Có 300 xã, phường, thị trấn trở lên hoàn thành chuyển đổi số, theo Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.

C. Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt 50% trở lên.

D.* Tất cả các đáp án trên.

Câu 27. Đến thời điểm 20/5/2022, tỉnh Thanh Hóa có bao nhiêu Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, bản, khu phố?

A. *4.233 tổ.

B. 2.433 tổ.

C. 3.422 tổ.

D. 14.748 tổ

Câu 28. Đến thời điểm 20/5/2022, tỉnh Thanh Hóa có bao nhiêu thành viên tham gia Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, bản, khu phố?

A. *15.748 thành viên.

B. 14.748 thành viên.

C. 13.748 thành viên.

D. 12.748 thành viên.

Câu 29. Theo công văn số 557/STTTT-CNTT ngày 28/3/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa về Hướng dẫn hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, cấp nào quyết định thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng?

A. Cấp tỉnh.

B. Cấp huyện.

C. * Cấp xã.

D. Cấp thôn.

Câu 30. Theo công văn số 557/STTTT-CNTT ngày 28/3/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa về Hướng dẫn hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, mỗi thôn, bản thành được thành lập bao nhiêu Tổ công nghệ số cộng đồng, tối thiểu bao nhiêu người/tổ?

A. *01 tổ/03 người.

B. 02 tổ/4 người.

C. 03 tổ/5 người.

D. 10 tổ/20 người.

Câu 31. Theo công văn số 557/STTTT-CNTT ngày 28/3/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa về Hướng dẫn hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, nhiệm vụ của Tổ công nghệ số cộng đồng là?

A. Thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác chuyển đổi số đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

B. Trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất, người dân trên địa bàn ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử, dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ chuyển đổi số trong y tế, giáo dục, thanh toán không dùng tiền mặt,….

C. *Cả 2 đáp án a và b.

D. Không có đáp án nào đúng.

Câu 32. Theo công văn số 557/STTTT-CNTT ngày 28/3/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa về Hướng dẫn hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, các nhiệm vụ chính về Kinh tế số là?

A. Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân trên địa bàn đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử như “voso.vn”, “postmart.vn”,…

B. Hướng dẫn, hỗ trợ đưa 100% sản phẩm OCOP tại địa phương lên các sàn giao dịch thương mại điện tử.

C. Hướng dẫn doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất, quảng bá sản phẩm, dịch vụ trên các trang thông tin điện tử, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội (Zalo, facebook,…)

D. * Cả 3 đáp án trên.

Câu 33. Theo công văn số 557/STTTT-CNTT ngày 28/3/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa về Hướng dẫn hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, các nhiệm vụ chính về Xã hội số là?

A. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn cho người dân về chuyển đổi số, các ứng dụng công nghệ thông tin thông qua các cuộc họp thôn, bản, khu phố, các cuộc họp của các tổ chức đoàn thể chính trị…

B. Hướng dẫn, hỗ trợ người dân ứng dụng CNTT, sử dụng internet, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, thanh toán không dùng tiền mặt, học trực tuyến và các ứng dụng thông minh khác,…

C. Hướng dẫn người dân mở tài khoản thanh toán điện tử.

D. *Cả 3 đáp án trên.

Câu 34. Theo công văn số 557/STTTT-CNTT ngày 28/3/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa về Hướng dẫn hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, Tổ công nghệ số cộng đồng cần Hướng dẫn người dân tiếp cận, cài đặt, sử dụng các dịch vụ số phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu như?

A. Thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng các dịch vụ y tế số.

B. Sử dụng các dịch vụ giáo dục số.

C. Sử dụng các nền tảng bảo hiểm xã hội số, phòng chống dịch.

D. *Cả 3 đáp án trên.

Câu 35. Tổ công nghệ số cộng đồng được thiết lập kênh điều hành, chỉ đạo, trao đổi thông tin trên các mạng xã hội nào để tương tác, trao đổi hàng ngày, báo cáo nhanh tình hình triển khai thực hiện?

A. Zalo, Viber, Facebook.

B. Mocha.

C. Gapro.

D. *Cả 3 đáp án trên.

Câu 36. Mục đích của Tổ công nghệ số cộng đồng là?

A. Làm cho người dân thấy công nghệ là thứ dễ dàng, thiết thực…

B. Đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân…

C. Đưa người dân lên môi trường số, người dân tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số…

D. *Cả 3 đáp án trên.

Câu 37. Yêu cầu chính của Tổ công nghệ số cộng đồng là?

A. Triển khai có hiệu quả nền tảng số, công nghệ số đến từng ngõ ngách, gắn với cuộc sống của người dân.

B. Lựa chọn các nội dung, hình thức phải phù hợp với đặc thù của địa phương.

C. Người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực.

D. *Cả 3 đáp án trên.

Câu 38. Nhóm nhiệm vụ và giải pháp nhằm Đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, hình thành chính quyền số để dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, xây dựng các đô thị thông minh tại Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, gồm những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nào?

A. Xây dựng kho dữ liệu lớn (Big Data) và Cổng dữ liệu mở của tỉnh; số hóa văn bản, tài liệu của các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể, các ngành, lĩnh vực để đưa vào kho dữ liệu lớn của tỉnh; kết nối, tích hợp các cơ sở dữ liệu của tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia; cập nhật dữ liệu vào Cổng dữ liệu mở của tỉnh theo các chuẩn dữ liệu mở và kết nối với thành phần dữ liệu mở của Hệ tri thức Việt số hóa (Cổng dữ liệu mở quốc gia) để cung cấp thông tin, dữ liệu cho người dân, doanh nghiệp. Nâng cấp Cổng dịch vụ công của tỉnh theo hướng cung cấp dịch vụ số, kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thanh toán trực tuyến quốc gia; thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên thiết bị di động thông minh tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ công.

B. Nâng cấp hệ thống mạng kết nối của cơ quan đảng, đoàn thể với chính quyền, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, liên thông, thông suốt từ tỉnh đến cấp xã. Mở rộng tổ chức hội nghị bằng hình thức trực tuyến, hệ thống phòng họp không giấy tờ. Bám sát kế hoạch, lộ trình của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin của các ban, sở, ngành, địa phương, đơn vị thành hạ tầng số ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của các cơ quan, đơn vị, bảo đảm an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; thực hiện gửi, nhận văn bản, báo cáo điện tử tích hợp chữ ký số của các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể. Nâng cấp, bổ sung, hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, kết nối liên thông với hệ thống thông tin báo cáo của Quốc gia.

C. Xây dựng, vận hành hiệu quả Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh; triển khai xây dựng các đô thị thông minh, trước mắt là 04 đô thị: thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn; trong đó tập trung xây dựng hệ thống giao thông thông minh, hệ thống giám sát an ninh thông minh, số hóa lĩnh vực tài nguyên, môi trường, y tế, giáo dục...

D. *Cả 3 đáp án trên.

Câu 39. Đâu là cấu trúc đặt tên nhóm Zalo đúng theo công văn số 557/STTTT-CNTT ngày 28/3/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa về Hướng dẫn hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng?

A. *CNS-Thôn/bản/khu phố-xã/phường/thị trấn-huyện/thị xã/thành phố.

B. CNS-Thôn/bản/khu phố.

C. CNS- xã/phường/thị trấn-huyện/thị xã/thành phố

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 40. Theo công văn số 557/STTTT-CNTT ngày 28/3/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa về Hướng dẫn hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, kỳ báo cáo kết quả hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng gửi về Sở Thông tin và Truyền thông được quy định.

A. Hàng tháng, trước ngày 15

B. *Hàng tháng, trước ngày 28

C. Hàng tháng, trước ngày 30

D. Hàng tháng, trước ngày 31

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. 50 CÂU HỎI CHUNG

Câu 1. Chính quyền số có thể giúp gì trong việc giải quyết các vấn đề về thủ tục hành chính?

A. Tăng sự phức tạp của thủ tục

B.* Minh bạch, đơn giản hóa các quy trình và rút ngắn thời gian xử lý thủ tục

C. Giảm sự minh bạch trong xử lý

D. Tăng sự phức tạp của quy trình

Câu 2. Một lợi ích của việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến là gì?

A. Tăng thời gian chờ đợi

B. Tăng khối lượng giấy tờ

C.* Giảm thời gian và chi phí đi lại

D. Thuận tiện tiếp cận và trong giao dịch

Câu 3. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, đề ra mục tiêu cơ bản đến năm 2030, tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử là bao nhiêu?

A.* Trên 80%

B. Trên 85%

C. Trên 90%

D. Trên 95%

Câu 4. IoT là viết tắt của cụm từ nào trong các đáp án sau ?

A. Internet of Technologies

B. Internet of Tools

C.* Internet of Things

D. Internet of Techniques

Câu 5. Trong chuyển đổi số, dữ liệu lớn (Big Data) có ý nghĩa gì?

A. Dữ liệu có kích thước lớn hơn bình thường

B. Dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ vật lý

C.* Khả năng xử lý và phân tích một lượng dữ liệu khổng lồ để đưa ra quyết định

D. Dữ liệu không có giá trị sử dụng

Câu 6. Việc đăng hình ảnh của người khác lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý bị xử lý như thế nào?

A. Bị xử phạt hành chính

B. Truy cứu trách nhiệm hình sự.

C.* Bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào mức độ vi phạm và hậu quả gây ra.

D. Không bị xử lý.

Câu 7. Trí tuệ nhân tạo (AI) trong xã hội số có tác động gì?

A. Làm giảm sự hiệu quả trong công việc.

B.*  Tạo ra các giải pháp tự động và thông minh cho các vấn đề xã hội.

C. Tạo ra tiền ảo.

D. Tăng cường sử dụng giấy tờ.

Câu 8. Điều gì là cần thiết để duy trì sự phát triển của Chính quyền số?

A. Giảm sự hỗ trợ của công nghệ

B.* Sự đầu tư liên tục vào công nghệ và đào tạo nhân lực

C. Giảm sự đầu tư vào công nghệ

D. Tăng sự phức tạp của quy trình

Câu 9. Nhân lực số là gì?

A. Lực lượng lao động chuyên nghiệp

B. Lực lượng lao động tham gia vào sản xuất

C.* Lực lượng lao động chuyên nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm số và dịch vụ công nghệ thông tin

D. Tất cả đáp án trên

Câu 10. Một trong những lợi ích của kinh tế số là gì?

A. Tăng khả năng lưu trữ dữ liệu

B. Giảm chi phí sản xuất

C.* Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu

D. Tăng tính linh hoạt

Câu 11. Có bao nhiêu dịch vụ công trực tuyến thiết yếu của Đề án số 06?

A. 22

B. 23

C. 24

D.* 25

Câu 12. Nguy cơ khi sử dụng phần mềm không rõ nguồn gốc là gì?

A. Không có nguy cơ

B.* Nhiễm virus, mã độc và bị đánh cắp thông tin

C. Tăng tốc độ máy tính

D. Giảm chi phí sử dụng

Câu 13. Khi nhận được một cuộc gọi lạ báo bạn đã trúng thưởng và yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân để trao giải thưởng, bạn nên xử lý như thế nào?

A. Cung cấp thông tin cá nhân ngay lập tức để nhận giải thưởng

B.* Kiểm tra thông tin về nguồn gốc của giải thưởng, từ chối cung cấp thông tin cá nhân và kết thúc cuộc gọi

C. Chia sẻ thông tin cá nhân với bạn bè để họ kiểm tra

D. Yêu cầu họ gửi thông tin về giải thưởng qua email trước khi cung cấp thông tin cá nhân

Câu 14. Đâu là một ví dụ của dịch vụ công trực tuyến trong Chính quyền số?

A.* Nộp thuế trực tuyến

B. Mua sắm online

C. Chơi game trực tuyến

D. Xem phim trực tuyến

Câu 15. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) tập trung vào?

A. Sử dụng năng lượng xanh.

B.* Sự đột phá của các công nghệ số.

C. Tăng cường sản xuất công nghiệp truyền thống.

D. Phát triển các ngành nghề thủ công.

Câu 16. Một ví dụ về y tế số là?

A. Khám bệnh trực tiếp tại bệnh viện.

B.* Khám chữa bệnh từ xa và sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử.

C. Dùng giấy tờ để ghi chép bệnh án.

D. Đến bệnh viện để lấy thuốc.

Câu 17. Những mối đe dọa chính đối với an toàn thông tin là gì?

A. Khí hậu thay đổi

B. Thiếu điện năng

C. Thiếu nước sạch

D.* Malware, phishing, tấn công DDoS

Câu 18. Đâu là một phương pháp bảo vệ thông tin khi sử dụng mạng Wi-Fi công cộng?

A. Sử dụng kết nối Bluetooth

B. Tắt phần mềm diệt virus

C.* Sử dụng mạng riêng ảo (VPN)

D. Chia sẻ dữ liệu qua mạng xã hội

Câu 19. Tài khoản định danh điện tử cá nhân mức độ 1 chứa thông tin gì?

A. Số định danh cá nhân, họ tên, ngày sinh.

B. Số định danh cá nhân, họ tên, ngày sinh, giới tính.

C.*  Số định danh cá nhân, họ tên, ngày sinh, giới tính, thông tin về hộ chiếu (đối với người nước ngoài).

D. Tất cả các thông tin trên.

Câu 20. Mỗi người có thể đăng ký mấy tài khoản định danh điện tử (VNeID)?

A.* 1

B. 2

C. 3

D. nhiều hơn 3 tài khoản

Câu 21. Hiện nay băng tần di động cao nhất ở Việt Nam là băng tần nào?

A. 3G

B. 4G

C.* 5G

D. 6G

Câu 22. Công nghệ 5G mang lại lợi ích gì cho xã hội?

A.* Tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn

B. Tăng giá trị bất động sản

C. Giảm lượng tiêu thụ điện năng

D. Tăng thời gian chờ đợi khi truy cập internet

Câu 23. Truyền thông số đóng vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường?

A. Tăng lượng rác thải điện tử.

B.*  Giảm nhu cầu sử dụng giấy và giảm phát thải carbon.

C. Không có tác động đến môi trường.

D. Làm tăng ô nhiễm không khí.

Câu 24. Đâu là lợi ích của thương mại điện tử

A. Giảm sự cạnh tranh trong kinh doanh

B. Tăng lượng tiêu thụ điện năng

C.* Mở rộng thị trường và tiết kiệm chi phí

D. Tăng chi phí vận hành doanh nghiệp

Câu 25. Hóa đơn điện tử có thể được kiểm tra và xác minh như thế nào?

A. Chỉ bằng cách kiểm tra bản in.

B.*  Qua các hệ thống trực tuyến do cơ quan thuế cung cấp.

C. Chỉ bằng cách gọi điện thoại cho người bán.

D. Không thể kiểm tra và xác minh.

Câu 26. Để đảm bảo an toàn thông tin trong quá trình chuyển đổi số, cần phải làm gì?

A. Giảm bớt chi phí bảo mật

B.* Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin

C. Sử dụng phần mềm miễn phí

D. Để nguyên hệ thống cũ

Câu 27. Giáo dục số trong xã hội số có nghĩa là gì?

A. Học trực tuyến qua sách giấy.

B. Học qua các ứng dụng di động.

C.*  Học và giảng dạy thông qua công nghệ số và nền tảng trực tuyến.

D. Học qua thư điện tử.

Câu 28. Việc triển khai hệ thống giáo dục trực tuyến có lợi ích gì?

A. Làm tăng nguy cơ gian lận trong thi cử.

B.*  Mở rộng quy mô và phạm vi tiếp cận của giáo dục.

C. Chỉ hữu ích cho việc học lý thuyết.

D. Tạo ra sự cô lập trong cộng đồng học thuật.

Câu 29. Việc triển khai hệ thống quản lý đất đai điện tử mang lại lợi ích gì?

A.*  Giảm thời gian và thủ tục cần thiết cho việc đăng ký đất đai.

B. Tăng cường sử dụng giấy tờ in.

C. Làm giảm sự tiện lợi cho người dân.

D. Chỉ hữu ích cho các giao dịch đất đai lớn.

Câu 30. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì?

A. Quá trình thay đổi về tư duy và áp dụng công nghệ số để cải thiện hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh.

B. Quá trình thay đổi về tư duy và áp dụng công nghệ số để tạo ra các giá trị mới.

C. Quá trình thay đổi về tư duy và áp dụng công nghệ số để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

D.*  Tất cả các phương án trên.

Câu 31. Trong kỷ nguyên số, công dân số có trách nhiệm gì?

A. Chỉ sử dụng công nghệ cho mục đích cá nhân.

B.* Sử dụng công nghệ để thúc đẩy kết nối cộng đồng toàn cầu.

C. Tránh sử dụng công nghệ thông tin.

D. Sử dụng công nghệ mà không cần quan tâm đến đạo đức.

Câu 32. Công dân số cần có kỹ năng gì để tham gia hiệu quả vào xã hội số?

A. Chỉ cần biết sử dụng máy tính cơ bản.

B. Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm không cần thiết.

C.* Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin linh hoạt và hiệu quả.

D. Không cần quan tâm đến an toàn trực tuyến và quyền riêng tư.

Câu 33. Công dân số cần phải làm gì để đảm bảo quyền riêng tư trực tuyến?

A. Chia sẻ thông tin cá nhân với mọi người.

B.* Sử dụng các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư.

C. Không quan tâm đến việc bảo vệ dữ liệu cá nhân.

D. Đăng nhập vào mọi trang web mà không cần xác minh.

Câu 34. Công dân số cần phải làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia vào thương mại điện tử?

A. Mua hàng mà không cần kiểm tra nguồn gốc.

B. Sử dụng các phương thức thanh toán không an toàn.

C.* Kiểm tra tính an toàn của các nền tảng thương mại điện tử.

D. Tin tưởng vào mọi quảng cáo trực tuyến.

Câu 35. Các phần mềm chỉnh sửa ảnh và video có thể giúp phát triển du lịch như thế nào?

A. Bằng cách tạo ra các meme du lịch.

B.*  Bằng cách tạo ra nội dung hấp dẫn để quảng bá điểm đến.

C. Bằng cách thay đổi hình ảnh du lịch gốc.

D. Bằng cách tạo ra các quảng cáo du lịch

Câu 36. Cách nào sau đây không phải là một phương pháp bảo mật tài khoản mạnh mẽ?

A. Sử dụng mật khẩu dài và phức tạp.

B.*  Chia sẻ mật khẩu với người đáng tin cậy để họ có thể giúp khi cần.

C. Thường xuyên thay đổi mật khẩu.

D. Sử dụng xác thực hai yếu tố.

Câu 37. Khi nhận thư điện tử, người dùng nên làm gì để phòng tránh lừa đảo?

A. Kiểm tra kỹ địa chỉ người gửi.

B. Không nhấn vào liên kết không kiểm tra.

C. Thông báo tới nhà cung cấp dịch vụ.

D.*  Tất cả các phương án trên.

Câu 38. Lừa đảo qua thư điện tử thường có nội dung gì?

A. Thông báo người dùng đã trúng thưởng.

B. Thông báo tài khoản ngân hàng đã bị khóa.

C. Yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân.

D.*  Tất cả các phương án trên.

Câu 39. Công dân số là ai?

A. Người không sử dụng công nghệ.

B.*  Người sử dụng công nghệ số một cách hiệu quả và có trách nhiệm.

C. Người chỉ sử dụng mạng xã hội.

D. Người sử dụng tiền ảo.

Câu 40. Công nghệ IoT (Internet of Things) có thể được áp dụng như thế nào trong nông nghiệp?

A.*  Giám sát và điều khiển tự động các hoạt động nông trại.

B. Chỉ dùng để theo dõi thời tiết.

C. Làm tăng nguy cơ mất mùa.

D. Chỉ hữu ích cho việc quảng cáo sản phẩm.

Câu 41. Chia sẻ thông tin sai lệch hoặc tin giả trên mạng xã hội có thể:

A. Được coi là tự do ngôn luận.

B.*  Gây hại cho cộng đồng.

C. Giúp mọi người giải trí.

D. Không gây hậu quả gì.

Câu 42. Chính phủ điện tử khác với chính phủ số như thế nào?

A. Chính phủ điện tử chỉ sử dụng điện thoại di động.

B.*  Chính phủ điện tử tập trung vào việc cung cấp dịch vụ trực tuyến.

C. Chính phủ số tập trung vào việc sử dụng dữ liệu lớn và AI.

D. Chính phủ số không sử dụng công nghệ thông tin.

Câu 43. Chuyển đổi số trong y tế giúp giảm bớt điều gì?

A. Sự cần thiết của việc sử dụng công nghệ thông tin.

B.*  Thời gian và chi phí liên quan đến việc quản lý hồ sơ y tế.

C. Số lượng nhân viên y tế cần thiết.

D. Sự phụ thuộc vào hệ thống điện tử.

Câu 44. Dịch vụ công trực tuyến là gì?

A. Dịch vụ được cung cấp thông qua điện thoại di động.

B. Dịch vụ được cung cấp thông qua thư điện tử.

C.*  Dịch vụ được cung cấp thông qua các cổng thông tin điện tử của chính phủ.

D. Dịch vụ được cung cấp tại các cơ quan nhà nước.

Câu 45. Đăng tải thông tin cá nhân của người khác như địa chỉ, số điện thoại mà không có sự đồng ý là:

A. Một cách để giúp người khác liên lạc với họ.

B.*  Vi phạm quyền riêng tư và có thể dẫn đến hậu quả pháp lý.

C. Chấp nhận được nếu thông tin đó không quan trọng.

D. Không sao

Câu 46. Khi tương tác trên không gian mạng, chúng ta nên cân nhắc điều gì?

A. Chia sẻ tâm trạng riêng tư.

B. Bình luận ác ý và a dua.

C.*  Suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ nội dung của người khác.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 47. Làm thế nào để đảm bảo tính bảo mật của hóa đơn điện tử?

A. Gửi qua tin nhắn văn bản.

B.*  Sử dụng mã hóa và chữ ký số.

C. In ra và lưu trữ trong két sắt.

D. Gửi qua đường bưu điện.

Câu 48. Làm thế nào để nhận biết một trang web mua sắm trực tuyến là giả mạo?

A. Có giá cả quá cao.

B.*  Có địa chỉ URL kỳ lạ hoặc lỗi chính tả.

C. Cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng.

D. Yêu cầu đăng nhập để xem sản phẩm.

Câu 49. Lừa đảo “đầu tư” trực tuyến thường hứa hẹn điều gì?

A. Một công việc ổn định.

B.*  Lợi nhuận cao với rủi ro thấp.

C. Một chuyến du lịch miễn phí.

D. Một khóa học đào tạo miễn phí.

Câu 50. Telemedicine (y tế từ xa) mang lại lợi ích gì?

A.*  Cho phép bệnh nhân tiếp cận chăm sóc y tế mà không cần đến tận nơi.

B. Chỉ hữu ích cho việc tư vấn sức khỏe tâm thần.

C. Làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh tật.

D. Gây khó khăn trong việc chẩn đoán.

 

 

III. 10 CÂU VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

 

 

Câu 1: Quyết định số 1829/QĐ-UBND ngày 30/05/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết định về việc gì ?

A. * Ban hành các tiêu chí chuyển đổi số cấp xã đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

B. Ban hành các tiêu chí chuyển đổi số cấp huyện đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

C. Ban hành các tiêu chí chuyển đổi số cấp xã, huyện đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

D. Ban hành các tiêu chí chuyển đổi số cấp xã năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Câu 2. Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 12/04/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn nào ?

A. 2022-2025

B. * 2021-2025

C. 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

D. 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

Câu 3. Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 16/05/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai thực hiện phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn nào?

A. * 2022-2025

B. 2021-2025

C. 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

D. 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

Câu 4. Quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 18/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn nào ?

A. * 2022-2025

B. 2021-2025

C. 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

D. 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

Câu 5. Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số trong giai đoạn nào ?

A. 2022-2025

B. 2021-2025

C. * đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

D. đến năm 2026, định hướng đến năm 2030.

Câu 6. Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia” trong giai đoạn nào ?

A. 2022-2025

B. 2021-2025

C. * đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

D. đến năm 2026, định hướng đến năm 2030.

Câu 7. Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số trong giai đoạn nào ?

A. 2022-2025

B. 2021-2025

C. * 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

D. 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

Câu 8. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia trong giai đoạn nào ?

A. 2020-2025

B. 2021-2025

C. * đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

D. đến năm 2026, định hướng đến năm 2030.

Câu 9. Nghị Quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn nào ?

A. 2022-2025

B. 2021-2025

C. * đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

D. đến năm 2026, định hướng đến năm 2030.

Câu 10. Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 28/3/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn nào ?

A. 2022-2025

B. 2021-2025

C. đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

D. * đến năm 2025, giai đoạn 2026 - 2030.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin mới
image advertisement
image advertisement
image advertisement 
image advertisement
image advertisement
Video
image advertisement
image advertisement