Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
388209

Phương án phòng chống thiên tai giai đoạn 2021 - 2025

Ngày 06/01/2022 10:19:50

KẾ HOẠCH
Phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021 – 2025 (trích)

Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2021 về hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương. Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của xã trong những năm tới, UBND xã ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021 – 2025 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao năng lực của các cấp ủy, chính quyền, các thôn trong triển khai thực hiện công tác phòng ngừa và ứng phó với thiên tai.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác quản lý rủi ro thiên tai, nhất là ứng phó kịp thời với những loại hình thiên tai nguy hiểm như; bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, dông, sét, rét đậm, rét hại….
- Ứng phó kịp thời, hiệu quả với mọi loại hình thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra nhằm ổn định đời sống của nhân dân trên địa bàn xã.
- Đến năm 2025 đạt các chỉ tiêu: Hệ thống đê điều và cầu cống, kênh mương đẩm bảo chống được lũ và tiêu thoát nước khi nập úng xảy ra.
2. Yêu cầu
- Huy động mọi nguồn lực để chủ động ứng phó có hiệu quả trước mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn xã, từ đó hạn chế tới mức thấp nhất về người, tài sản, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, di sản văn hóa, cơ sở hạ tầng và các công trình trọng yếu do thiên tai gây ra góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Thực hiện hiệu quả phương châm 4 tại chỗ (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ); nguyên tắc phòng ngừa (Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả).
- Tất cả các cán bộ từ xã đến thôn trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai, tuyên truyền phổ biến đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã được biết mức độ nguy hiểm của các loại hình thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn từ đó có kế hoạch phòng, chống, ứng phó kịp thời.
II. PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Hệ thống Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự
- Đối với Ban Chỉ huy: Năm 2021 đã thành lập Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS theo đúng quy định tại Nghị định 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 và Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ; đồng thời xây dựng, ban hành quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ huy.
- Đối với Văn phòng thường trực: Văn phòng thường trực Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Văn phòng thường trực Phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm gồm: Văn phòng thống kê, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự, Địa chínhNông nghiệp, công an và một số cán bộ chuyên môn của UBND xã để thực hiện nhiệm vụ.
- Với cấp thôn: Thành lập tiểu ban chỉ huy phòng chống thiên tai TKCN, các tổ dân phòng do trưởng thôn điều hành, các tổ tuần tra đê theo địa bàn thôn.
2. Vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhân lực phục vụ công tác phòng, chống thiên tai
- Vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai chuẩn bị đầy đủ theo chỉ tiêu giao: Đất dự trữ: 250 m3 ; Đá hộc: 60 m3 ; Đá dăm: 30 m3 ; Cát: 30 m3 ; Rơm, rạ: 1.200 kg; Bao tải: 5.500 cái; Bạt, phên liếp: 2.350 m2 ; Rọ tre (rọ sắt) 112 cái; Cọc tre: 1.460 cái; Tre cây: 700 cây; Bó rồng: 700 bó.
- Phương tiện, trang thiết bị: Nhà bạt 2 cái, áo và phao tròn cứu sinh 85 cái; thuyền phao 2 cái…
- Lực lượng gồm có đội xung kích của xã, các hội đoàn thể chính trị xã hội, hội chữ thập đỏ, lực lượng dân phòng các thôn
3. Thông tin, truyền thông trong phòng, chống thiên tai.
UBND, Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS cấp xã phổ biến nội dung văn bản chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai đến cộng đồng và người dân huy thông qua: Văn bản điện tử, email, SMS, hệ thống phát thanh, truyền đạt trực tiếp và các hình thức khác. Hiện nay, hầu hết các địa phương đều đã xây dựng trang Facebook “Phòng chống thiên tai”, kết nối với trang của Tỉnh và Trung ương, thường xuyên theo dõi, cập nhật, chia sẻ các thông tin, bài viết từ trang của Tỉnh và Trung ương.
4. Năng lực và nhận thức của cộng đồng về phòng, chống thiên tai
Hàng năm, Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS xã, Ban Chỉ huy Quân sự Công an đã tham mưu cho UBND xã triển khai đầy đủ mọi mặt của công tác phòng, chống thiên tai đến các đơn vị thôn. Công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”. Người dân tại khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai đã chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm…. ứng phó thiên tai; sửa chữa, xây dựng nhà mới đảm bảo an toàn trước thiên tai.
5. Cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai
- Được sự quan tâm của Tỉnh, của huyện tuyến đê qua xã mặt đê được bê tông hóa, có 2 kè bảo vệ là kè qoai Sy và kề Báo Văn. Tuy nhiên, còn đoạn đê qua núi Vân Hoàn chưa được bê tông hóa thường xuyên bị lầy và ngập sâu khi mưa xuống, cống Đồng Làn bị hở doong cống nước ra vào thường xuyên, xã đã kiến nghị nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục không đảm bảo công tác phòng chống thiên tai.
- Cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phòng, chống thiên tai: Do đặc điểm vị trí địa lý, là xã ven sông, hàng năm chịu tác động của rất nhiều loại hình thiên tai, đây là yếu tố bất lợi đối với hệ thống cơ sở hạ tầng
6. Công tác phục hồi, tái thiết sau thiên tai
Ngay khi kết thúc đợt thiên tai, UBND xã cùng với các thôn kiểm tra, rà soát, thống kế đánh giá thiệt hại theo đúng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; xác định ưu tiên và xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực tại địa phương để khôi phục, tái thiết nhằm sớm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân; trường hợp nhu cầu vượt quá khả năng của địa phương, Chủ tịch UBND xã báo cáo Chủ tịch UBND huyện xin hỗ trợ.

Phương án phòng chống thiên tai giai đoạn 2021 - 2025

Đăng lúc: 06/01/2022 10:19:50 (GMT+7)

KẾ HOẠCH
Phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021 – 2025 (trích)

Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2021 về hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương. Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của xã trong những năm tới, UBND xã ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021 – 2025 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao năng lực của các cấp ủy, chính quyền, các thôn trong triển khai thực hiện công tác phòng ngừa và ứng phó với thiên tai.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác quản lý rủi ro thiên tai, nhất là ứng phó kịp thời với những loại hình thiên tai nguy hiểm như; bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, dông, sét, rét đậm, rét hại….
- Ứng phó kịp thời, hiệu quả với mọi loại hình thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra nhằm ổn định đời sống của nhân dân trên địa bàn xã.
- Đến năm 2025 đạt các chỉ tiêu: Hệ thống đê điều và cầu cống, kênh mương đẩm bảo chống được lũ và tiêu thoát nước khi nập úng xảy ra.
2. Yêu cầu
- Huy động mọi nguồn lực để chủ động ứng phó có hiệu quả trước mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn xã, từ đó hạn chế tới mức thấp nhất về người, tài sản, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, di sản văn hóa, cơ sở hạ tầng và các công trình trọng yếu do thiên tai gây ra góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Thực hiện hiệu quả phương châm 4 tại chỗ (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ); nguyên tắc phòng ngừa (Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả).
- Tất cả các cán bộ từ xã đến thôn trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai, tuyên truyền phổ biến đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã được biết mức độ nguy hiểm của các loại hình thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn từ đó có kế hoạch phòng, chống, ứng phó kịp thời.
II. PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Hệ thống Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự
- Đối với Ban Chỉ huy: Năm 2021 đã thành lập Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS theo đúng quy định tại Nghị định 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 và Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ; đồng thời xây dựng, ban hành quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ huy.
- Đối với Văn phòng thường trực: Văn phòng thường trực Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Văn phòng thường trực Phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm gồm: Văn phòng thống kê, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự, Địa chínhNông nghiệp, công an và một số cán bộ chuyên môn của UBND xã để thực hiện nhiệm vụ.
- Với cấp thôn: Thành lập tiểu ban chỉ huy phòng chống thiên tai TKCN, các tổ dân phòng do trưởng thôn điều hành, các tổ tuần tra đê theo địa bàn thôn.
2. Vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhân lực phục vụ công tác phòng, chống thiên tai
- Vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai chuẩn bị đầy đủ theo chỉ tiêu giao: Đất dự trữ: 250 m3 ; Đá hộc: 60 m3 ; Đá dăm: 30 m3 ; Cát: 30 m3 ; Rơm, rạ: 1.200 kg; Bao tải: 5.500 cái; Bạt, phên liếp: 2.350 m2 ; Rọ tre (rọ sắt) 112 cái; Cọc tre: 1.460 cái; Tre cây: 700 cây; Bó rồng: 700 bó.
- Phương tiện, trang thiết bị: Nhà bạt 2 cái, áo và phao tròn cứu sinh 85 cái; thuyền phao 2 cái…
- Lực lượng gồm có đội xung kích của xã, các hội đoàn thể chính trị xã hội, hội chữ thập đỏ, lực lượng dân phòng các thôn
3. Thông tin, truyền thông trong phòng, chống thiên tai.
UBND, Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS cấp xã phổ biến nội dung văn bản chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai đến cộng đồng và người dân huy thông qua: Văn bản điện tử, email, SMS, hệ thống phát thanh, truyền đạt trực tiếp và các hình thức khác. Hiện nay, hầu hết các địa phương đều đã xây dựng trang Facebook “Phòng chống thiên tai”, kết nối với trang của Tỉnh và Trung ương, thường xuyên theo dõi, cập nhật, chia sẻ các thông tin, bài viết từ trang của Tỉnh và Trung ương.
4. Năng lực và nhận thức của cộng đồng về phòng, chống thiên tai
Hàng năm, Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS xã, Ban Chỉ huy Quân sự Công an đã tham mưu cho UBND xã triển khai đầy đủ mọi mặt của công tác phòng, chống thiên tai đến các đơn vị thôn. Công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”. Người dân tại khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai đã chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm…. ứng phó thiên tai; sửa chữa, xây dựng nhà mới đảm bảo an toàn trước thiên tai.
5. Cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai
- Được sự quan tâm của Tỉnh, của huyện tuyến đê qua xã mặt đê được bê tông hóa, có 2 kè bảo vệ là kè qoai Sy và kề Báo Văn. Tuy nhiên, còn đoạn đê qua núi Vân Hoàn chưa được bê tông hóa thường xuyên bị lầy và ngập sâu khi mưa xuống, cống Đồng Làn bị hở doong cống nước ra vào thường xuyên, xã đã kiến nghị nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục không đảm bảo công tác phòng chống thiên tai.
- Cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phòng, chống thiên tai: Do đặc điểm vị trí địa lý, là xã ven sông, hàng năm chịu tác động của rất nhiều loại hình thiên tai, đây là yếu tố bất lợi đối với hệ thống cơ sở hạ tầng
6. Công tác phục hồi, tái thiết sau thiên tai
Ngay khi kết thúc đợt thiên tai, UBND xã cùng với các thôn kiểm tra, rà soát, thống kế đánh giá thiệt hại theo đúng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; xác định ưu tiên và xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực tại địa phương để khôi phục, tái thiết nhằm sớm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân; trường hợp nhu cầu vượt quá khả năng của địa phương, Chủ tịch UBND xã báo cáo Chủ tịch UBND huyện xin hỗ trợ.

Công khai KQ giải quyết TTHC UBND xã